Hoàng hậu Đế quốc Nga Sophie_Dorothee_xứ_Württemberg

Hoàng hậu Mariya Fyodorovna trong thời trị vì của chồng, năm 1798

Sau hai mươi năm đứng sau cái bóng của mẹ chồng, cái chết của Yekaterina II của Nga vào ngày 17 tháng 11 năm 1796[26] đã tạo cơ hội cho Sophie Dorothee có được vai trò nổi bật trong triều đình với tư cách là Hoàng hậu Nga. Khi Yekaterina II còn tại vì, Sophie Dorothee không có cơ hội can dự vào chính trị, vì chính Pavel bị loại trừ.[24] Nhưng với việc chồng lên ngôi, Sophie Dorothee đã tận dụng cơ hội can chính và dần tham dự sâu hơn vào chính trị.[24] Ảnh hưởng của Hoàng hậu đối với chồng rất lớn và nhìn chung là có lợi. Sophie Dorothee cũng có thể đã tận dụng điều này để giúp đỡ bạn bè hoặc để đả kích kẻ thù.[27] Dù không còn gần gũi như trước nhưng hai vợ chồng vẫn có sự tôn trọng, phụ thuộc và quan tâm lẫn nhau.[23] Tuy nhiên, mối quan hệ vợ chồng trở nên xấu đi trong những năm cuối đời cùa Hoàng đế. Sau khi Sophie Dorothee sinh người con cuối cùng vào năm 1798, Pavel bắt đầu có mối quan hệ với quý cô nương Anna Petrovna Lopukhina và nói dối với vợ rằng mới quan hệ giữa hai người có tính chất cha con. Pavel I chỉ là Hoàng đế Nga trong bốn năm, bốn tháng và bốn ngày. Hoàng đế bị ám sát vào ngày 12 tháng 3 năm 1801.

Các tổ chức vì cộng đồng

Biểu tượng của Sophie Dorothee: Một con chim mẹ đang cho những đứa con đang đói của mình ăn.Tòa nhà của Hội đồng Quản trị được xây dựng ngay trước khi Sophie Dorothee qua đời. Vào những năm 1820, Hội đồng quản trị kiểm soát ngân hàng lớn nhất Moskva.

Ngày 2 tháng 5 năm 1797, Hoàng đế Pavel I giao việc giám sát các tổ chức từ thiện quốc gia cho Sophie Dorothee. Sophie Dorothee khuyến khích việc điều tra kỹ lưỡng các cha mẹ nuôi tương lai và hạn chế tiếp nhận những người "từ đường phố", các biện pháp làm giảm số lượng trẻ mồ côi mới đổ vào và tỷ lệ tử vong được giám đáng kể. Đến năm 1826, tỷ lệ tử vong giảm xuống còn khoảng gần 15%,[28] một con số vượt quá tiêu chuẩn của thời hiện đại nhưng là một sự cải thiện lớn so với thế kỷ 18.

Ngay cả sau khi chồng qua đời, Sophie Dorothee vẫn tiếp tục quản lý tất cả các cơ sở từ thiện và kiểm soát các khoản vay của ngân hàng.[29] Đến năm 1829, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt quá 359 triệu rúp, một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ và là tài sản vốn lớn nhất ở Moskva.[28] Sau khi chiến tranh Napoléon kết thúc, Hội đồng quản trị đã tận dụng thảm họa gần đây bằng cách xây dựng các khu nhà cho thuê giá rẻ. Kết quả của chính sách là các khu nhà mới có sức chứa lên đến 8.000 người thuộc mọi địa vị vào thập niên 1820.[30] Những thể chế này đã tồn tại cho đến Cách mạng Nga năm 1917.

Sophie Dorothee nhận thấy sự cần thiết trong việc thu hẹp quy mô cơ sở, tách trẻ em khỏi những người thuê nhà lớn tuổi và cải thiện chương trình giáo dục cho trẻ em. Sophie đã cho chuyển những cư dân trẻ tuổi đến các trại trẻ mồ côi độc lập mới. Trường Cao đẳng Thủ công Moskva được thành lập như một trại trẻ mồ côi dành cho thanh thiếu niên vào năm 1830 và tiếp tục cho đến ngày nay với tên gọi Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman.[30] Trong trại trẻ mồ côi có các chương trình giáo dục cấp cao như "lớp học tiếng Latinh dành cho nam sinh' và "lớp học hộ sinh dành cho nữ sinh".[28] Sau khi gặp một cậu bé khiếm thính, Sophie Dorothee đã thành lập trường học đầu tiên dành cho người khiếm thính ở Nga vào năm 1807.[31][32]

Cung điện Pavlovsk Palace: Gian phòng của Hoàng hậu Mariya Feodorovna của Nga.

Các dự án xây dựng

Sophie Dorothee có khiếu thẩm mỹ đặc biệt. Hoàng hậu có tài về kiến trúc, vẽ màu nước; tranh điêu khắc; thiết kế đồ vật bằng ngà voi và hổ phách; và làm vườn.[6] Các cung điện Pavlovsk, Gatchina, Tsarskoe Selo, Cung điện Mùa đôngSankt-PeterburgBảo tàng Ermitazh đã được tu sửa và trang bị nội thất dưới sự hướng dẫn của Sophie Dorothee. Những nỗ lực của Sophie đã tạo nên những địa điểm tham quan đẹp nhất ở Nga.

Cung điện Gatchina: Triển lãm Chesma Gallery theo phong cách Tân cổ điển của thập niên 1790s, tranh bởi Eduard Hau, năm 1877.

Sophie Dorothee và Pavel bắt đầu tu sửa Pavlovsk. Hoàng hậu nhấn mạnh vào việc có một số cấu trúc mộc mạc gợi nhớ đến cung điện nơi mình lớn lên ở Étupes, cách Basel 40 dặm.[33] Trong chuyến đi năm 1781, cặp đôi đã gửi đi gửi lại những bản vẽ, kế hoạch và ghi chú về những chi tiết nhỏ nhất.[34] Sophie Dorothee đã nhờ kiến trúc sư người Ý Carlo Rossi thiết kế lại thư viện để chứa hơn hai mươi ngàn cuốn sách.[35] Sau cái chết của Pavel I vào năm 1801, Sophie Dorothee đã vận dụng kinh nghiệm từ những chuyến du ngoạn vòng quanh châu Âu để thiết kế lại nội thất theo phong cách Tân cổ điển và thực hiện các thay đổi để điều chỉnh cung điện "phòng trường hợp ở lại vào mùa đông" vào năm 1809.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sophie_Dorothee_xứ_Württemberg https://books.google.com/books?id=vL-oEAAAQBAJ&new... http://archive.org/details/pavlovsklifeofru00mass http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-1170956 http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-1170927 http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-1170928 http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-1171000 http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-1170926 http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-1173812 http://www.landesarchiv-bw.de/plink/?f=1-122636 http://archive.org/details/alexanderofrussi0000tro...